Đăng kiểm là một yêu cầu bắt buộc đối với các chủ xe sở hữu ô tô. Thế nhưng nhiều người vẫn còn bỡ ngỡ khi đưa xe đi đăng kiểm.

Đối với người lái ô tô thì việc đăng kiểm cho xe của mình theo thời hạn quy định là một yêu cầu bắt buộc để có thể tham gia lưu thông trên đường. Nếu xe ô tô bị quá hạn đăng kiểm hoặc không được đăng kiểm, người lái có thể sẽ bị xử phạt theo nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Thông thường, những người mua ô tô mới sẽ được các đại lý bán xe hỗ trợ trong việc đăng kiểm nên thủ tục khá đơn giản. Tuy nhiên, sau khi sử dụng xe 3 năm hoặc với mua xe đã qua sử dụng, người lái sẽ phải tự đi làm các thủ tục đăng kiểm cho chiếc xe của mình. Điều này có thể khiến một số người bối rối vì không nắm rõ các yêu cầu cần thiết để có thể tự đăng kiểm cho xe ô tô.

Có 3 loại giấy tờ bạn cần chuẩn bị để xuất trình khi đưa phương tiện đi đăng kiểm là: Đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận kiểm định và bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn thời gian.

Cần làm trước khi đưa xe đi đăng kiểm
Các trung tâm đăng kiểm ôtô trên toàn quốc kiểm định theo quy trình giống nhau bao gồm 5 công đoạn và 56 hạng mục kiểm tra

Với những nhóm xe mới và gần như chưa có hư hỏng để sửa chữa chúng ta nhất thiết phải làm 9 bước sau đây:

– Phần biển số trước và sau cần phải được lau sạch sẽ, hãy nắn lắc xem có bị rơ lỏng hay không để có những phương án điều chỉnh.

– Vệ sinh phần khoang động cơ và các giắc điện trong khoang động cơ sạch sẽ đồng thời tìm luôn vị trí của số khung xe.

– Kiểm tra mức nước của các dung dịch trên xe như nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu phanh, dầu trợ lực lái,… Nếu có vấn đề cần phải lập tức được bổ sung hoặc thay thế.

– Áp suất lốp là điều quan trọng nhất cần phải chuẩn bị kiểm tra trước khi đi đăng kiểm, các bạn cần phải có dụng cụ đo áp suất lốp để căn chỉnh theo tháng chứ không chờ tới khi đăng kiểm thì mới kiểm tra.

– Kiểm tra tất cả các đèn trên xe xem có bị đứt bóng nào không

– Kiểm tra phần gạt nước và phần phun nước xem có dấu hiệu gì bất thường không, hãy sử dụng thử để xem tình trạng hoạt động của nó.

– Nhìn xem trên bảng đồng hồ taplo có đèn báo check nào xuất hiện hay không, nếu có thì thường chúng ta không tự xử lý được và cần phải đến ngay các trung tâm bảo dưỡng xe ô tô để được xử lý và xóa mã lỗi.

– Kiểm tra các điểm nút an toàn trong xe như dây đai an toàn, chốt cửa, tay mở…

– Kiểm tra hoạt động của phanh ABS và phanh tay về độ hiệu quả, chính xác và an toàn.

Đối với những xe đã trải qua hư hỏng và sửa chữa có nguy cơ tái phát thì trước khi đi đăng kiểm

Sau cùng là vệ sinh khoang máy và nội ngoại thất cùng chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ liên quan là có thể đưa xe đi đăng kiểm một cách an toàn mà không còn phải lo ngại bị bắt lỗi về các hệ thống trên xe.