Bạn có thể ngạc nhiên về số lượng các thương hiệu xe hơi hàng đầu thế giới nhưng chỉ có một vài công ty mẹ.

Hầu hết mọi người đều biết Lexus là cánh tay sang trọng của Toyota, BMW sở hữu Mini, nhưng bạn có biết Lamborghini thuộc sở hữu của Audi, nhưng quản lý lại là Volkswagen? Hay bạn có biết, trước khi trở thành nhà sản xuất ô tô, Holden vốn là “anh” làm yên ngựa?

Dưới đây là bố cục bản đồ ngành công nghiệp ô tô thế giới ngày nay và cuộc “địa chính trị” đã hình thành nên cục diện ấy.

Trong hầu hết các trường hợp, quốc tịch của thương hiệu xe hơi chỉ là vấn đề trên danh nghĩa. Chẳng hạn, việc Jaguar hiện thuộc quyền sở hữu của Ấn Độ không có nghĩa là thương hiệu này mất hết chất Anh vốn có.

Thường thì trụ sở chính, trung tâm thiết kế và đôi khi cả các nhà máy ở lại “nguyên quán” của thương hiệu, bất kể ai đang sở hữu.

Các công ty ô tô chuyển quyền sở hữu thường xuyên hơn là bạn tưởng tượng. Cổ phần sở hữu thậm chí còn linh hoạt hơn thế.

Toyota – Thành lập 1937

Toyota là thương hiệu Nhật Bản nhưng được người Úc đặc biệt yêu thích. Và cả người Việt cũng vậy. Ở thị trường Úc, Toyota thường xuyên đứng trong vị trí cao nhất trong Big 3, giữ khoảng cách đáng kể với Mazda ở vị trí thứ hai, bỏ xa Hyundai và Mitsubishi đứng thứ ba. Công ty sản xuất khoảng 10 triệu xe mỗi năm và là công ty hàng đầu thế giới trong thị trường hybrid. Toyota cũng sản xuất xe thương mại hạng nặng dưới thương hiệu Hino.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 1.

Toyota hồi sinh Venza

Lexus – Thành lập năm 1989

Lexus được thành lập vào cuối những năm 80 để trở thành cánh tay xe sang cho Toyota. Nó đã phát triển đến nỗi Lexus hoàn toàn không bị ảnh hưởng dưới cái bóng “xe đại chúng” của “mẹ” Toyota. Thậm chí, nhiều khi, người ta còn quên luôn Lexus sinh ra từ Toyota.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 2.

Thông điệp của Toyota qua Lexus: Mọi thứ có thể thay đổi, nhưng cam kết vẫn như cũ.

Một số thương hiệu khác đã cố gắng lặp lại câu chuyện thành công của Lexus khi lập ra chi nhánh xa xỉ riêng, nhưng chưa có ai gây dựng được ánh hào quang như Lexus đã làm được.

Daihatsu – Thành lập 1907

Daihatsu là một tên mới dưới cái ô Toyota. Được thành lập vào năm 1907 dưới tên Hatsudoki Seizo, công ty được đổi tên thành Daihatsu vào năm 1951. Năm 1967, họ liên kết với Toyota. Năm 1999, Toyota nắm giữ 51% cổ phần và đến tháng 8/2016 thì hoàn toàn nằm trong tay Toyota. Nổi tiếng là nhà sản xuất động cơ đốt trong lâu đời nhất Nhật Bản, ngày nay người ta nói đến Daihatsu là nhắc đến dòng xe kei – dòng xe nhỏ đặc trưng của người Nhật, xuất hiện phổ biến nhờ được miễn phí tại hầu hết các bãi đậu xe ở khu vực nông thôn.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 3.

Daihatsu Rocky 2020

General Motors – Thành lập 1908

Viết tắt là GM, “gã khổng lồ” General Motors là thương hiệu xe hơi lớn nhất ở Mỹ, và xuất hiện trên toàn cầu dưới nhiều cái tên nhỏ hơn. Được thành lập hơn 110 năm trước, công ty hiện sản xuất xe ở 15 quốc gia khác nhau và vẫn có trụ sở tại Detroit.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 4.

General Motors là thương hiệu xe hơi lớn nhất ở Mỹ

Chevrolet – Thành lập 1911

Sau một cuộc đấu tranh, Chevrolet, hay được gọi là Chevy, đã trở thành một phần của General Motors vào năm 1918, trước khi trở thành thương hiệu hàng đầu của GM vào năm 1919. Louis Chevrolet và người sáng lập General Motors bị lật đổ William C. Durant đã sử dụng Chevrolet để thu mua cổ phần của GM để trở lại làm Chủ tịch của GM. Nhưng rồi Durant bị lật đổ một lần nữa, Alfred Sloan lên thay với châm ngôn nổi tiếng “Xe cho mọi cái ví và mọi mục đích” đã đưa Chevrolet trở thành thương hiệu dẫn đầu trong đại gia đình GM.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 5.

Chevrolet Camaro 2020

Buick – Thành lập 1899

Buick thương hiệu xe nổi tiếng được thành lập vào năm 1899 bởi David Dunbar Buick. Đây là nhãn hiệu lâu đời nhất trong lịch sử Mỹ. Năm 1908, Buick đã về dưới trướng General Motors và cuối cùng trở thành một trong những thương hiệu xe hơi cao quý của hãng. Đây được xem là một trong những quyết định đúng đắn nhất của Durant khi cầm quyền ở GM.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 6.

Buick Envision 2019

Ngoài những người mua giàu có, Buick còn nổi tiếng với những người lớn tuổi ở Bắc Mỹ. Từ năm 2017, thị trường chính của thương hiệu này lại là Trung Quốc, chiếm tới 80% doanh số bán ra.

Cadillac – Thành lập 1902

Cadillac, được mua lại năm 1909, thường được coi là thương hiệu xa xỉ của GM. Mặc dù vậy, ngày nay, thương hiệu này đã tạo ra một vị trí cho riêng mình với triết lý thiết kế “Nghệ thuật và Khoa học” trên một loạt các dòng xe sedan, roadster, crossover và SUV.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 7.

Cadillac CTS 2017

Ngược dòng quá khứ, chính khả năng thay thế các bộ phận một cách chính xác của Cadillac đã cho phép thương hiệu này đặt nền móng cho việc sản xuất hàng loạt ô tô hiện đại. Từ đó đến nay, họ vẫn luôn giữ vững khẩu hiệu đặt ra: “Tiêu chuẩn của thế giới”.

Holden – Thành lập 1856

Vốn là một công ty sản xuất yên ngựa ở Nam Úc, Holden chuyển sang sản xuất ô tô vào năm 1908. Thương hiệu xe hơi của Úc đã được GM tiếp quản vào năm 1931, nhưng rồi “chết đứng” ở Úc, New Zealand và sau đó là cả thế giới vào năm 2020. GM vẫn sở hữu thương hiệu này nhưng chỉ thời gian mới cho chúng ta biết họ sẽ làm gì với nó.

HSV – Thành lập 1987

HSV đã tạo nên tên tuổi bằng một loạt các dòng xe hiệu suất cao dựa trên các mẫu Holden. Bản thân doanh nghiệp được sở hữu và điều hành bởi tay đua xe kỳ cựu Tom Walkinshaw theo thỏa thuận giữa hai công ty.

Khi ngành công nghiệp ô tô Úc đình chỉ sản xuất, thương hiệu này đã tái cơ cấu thành doanh nghiệp nhập khẩu. Công việc kinh doanh mới mang đến cho người Úc khả năng tiếp cận dễ dàng hơn với xe tải Mỹ Dodge Ram (hoặc như người dân nước này hay gọi tắt là Ram), Chevrolet Silverado và xe thể thao Chevrolet Camaro.

Volkswagen – Thành lập 1937

VW được thành lập bởi Mặt trận Lao động Đức với mục tiêu tạo ra một chiếc xe hơi cho người dân Đức. Bởi vào đầu những năm 1930, ô tô là một thứ xa xỉ khi hầu hết người Đức không thể mua được gì hơn một chiếc xe máy. Từ đây xuất hiện Beetle.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 8.

VW Beetle Dune 2017

Beetle được bán từ năm 1938 cho đến năm 2003, khiến nó trở thành chiếc xe được sản xuất lâu nhất và được sản xuất nhiều nhất mọi thời đại. Nếu bạn coi New Beetle là sự tiếp nối “huyết thống” của nó, thì có nghĩa là Beetle còn thêm 16 năm “tuổi thọ” nữa.

Audi – Thành lập 1910

Audi, trước đây được quản lý bởi Daimler Benz, đã nằm dưới sự kiểm soát của VW từ những năm 1960. Trong khi cái tên im lìm suốt 25 năm dưới trướng Daimler, nó đã được hồi sinh vào năm 1965. Ngày nay, thương hiệu này là một trong những nhà sản xuất ô tô cao cấp hàng đầu thế giới.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 9.

Audi S4 2020

Lamborghini – Thành lập 1963

Ngày nay, Audi là chủ sở hữu của thương hiệu xe hơi Ý Lamborghini (cũng tức là nó cũng thuộc công ty mẹ Volkswagen AG). Thương hiệu này hiện đang sản xuất một số chiếc xe đáng mua nhất trên thế giới, bao gồm Huracan, Aventador và gần đây nhất là chiếc SUV Urus.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 10.

Lamborghini Aventador SVJ Roadster 2020

Bentley – Thành lập 1919

Công ty Anh nổi tiếng với dòng xe touring thể thao hạng sang đã sống độc lập 12 năm trước khi được Rolls-Royce tiếp quản. Sau đó, khi Rolls-Royce phá sản vào năm 1980, Bentley đã được bán cho Vickers PLC. Cuối cùng, VW hồi sinh thương hiệu khi mua lại vào năm 1998.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 11.

Bentley Mulsanne 2020

Bugatti – Thành lập 1909

Bugatti vốn nổi tiếng với vẻ đẹp thiết kế, có lẽ là do người sáng lập Ettore Bugatti vốn là một nghệ sĩ Ý. Một thương hiệu Pháp với nhà sáng lập người Ý ra đời trên đất Đức, không khó hiểu lý do cho sự tuyệt mỹ ấy.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 12.

Bugatti Chiron 2018

Tuy nhiên, sau khi Ettore qua đời vào năm 1947 mà không có người nối nghiệp (người con trai Jean Bugatti đã qua đời vào năm 1939), công ty đã sụp đổ, phát hành mẫu xe cuối cùng vào những năm 1950, trước khi được mua lại để kinh doanh phụ tùng máy bay vào năm 1963. Năm 1987, nó được hồi sinh nhờ doanh nhân người Ý Romano Artioli. Cuối cùng thì lại thuộc sở hữu của VW vào năm 1998.

Skoda – Thành lập 1895

Thực tế phải đến năm 2000, VW mới thực sự kiểm soát hoàn toàn Skoda. Hiện tại, nó đang muốn trở thành thương hiệu bình dân trong “gia đình”, cung cấp những chiếc xe giá rẻ hơn so với xe VW thông thường, nhưng vẫn sử dụng động cơ và công nghệ phổ biến của công ty mẹ. Ý tưởng thiết kế thông minh đã giúp thương hiệu giữ được bản sắc riêng.

Porsche – Thành lập 1931

Sau nhiều thập kỷ hoạt động độc lập và là một trong những công ty xe hơi có lợi nhuận cao nhất thế giới, cuối cùng, Porsche đã bị Volkswagen “nuốt chửng” vào năm 2012, sau 4 năm thu mua lại thành công 49,9% cổ phần.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 13.

Porsche 911 2021

Sự dàn xếp và sáp nhập cuối cùng đã che giấu một cuộc đấu tranh quyền lực xấu xí. Cuối cùng, Volkswagen là kẻ chiến thắng.

Fiat Chrysler Automobiles – Thành lập 2014

Fiat Chrysler Automobiles là một liên doanh “khá mới”, sau khi Fiat tăng cường đầu tư và sở hữu toàn bộ Chrysler và các công ty con ở Mỹ.

Fiat – Thành lập 1899

Thương hiệu xe hơi lớn nhất của Ý là một cường quốc ở châu Âu. Mặc dù về kỹ thuật, Fiat là công ty con của Fiat Chrysler, nó nắm giữ mọi quyền kiểm soát và nổi tiếng với những chiếc xe nhỏ bao gồm Panda, Punto và 500 kiểu dáng retro.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 14.

Fiat 500X 2020

Abarth – Thành lập 1949

Trước đây, Abarth là một nhà sản xuất xe đua và xe đường phố hiệu suất cao (được điều chỉnh từ nền tảng xe đua) độc lập trước khi người sáng lập Carlo bán công ty cho Fiat vào năm 1971. Đến năm 1981, thương hiệu này ngừng sản xuất cho đến khi nó được hồi sinh vào năm 2007.

Chrysler – Thành lập 1925

Chrysler là một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Mỹ, song “người” cứu nó sau khủng hoảng tài chính 2007-2008 lại là Fiat, một tên tuổi châu Âu. Sau đó, Fiat đã sở hữu toàn bộ thương hiệu Mỹ vào năm 2014.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 15.

Chrysler 300 2020

Dodge – Thành lập 1900

Dưới cái ô Chrysler, Dodge trở thành công ty con của tập đoàn Fiat năm 2009. Dodge chịu trách nhiệm sản xuất xe bán tải cỡ lớn 4×4 RAM và dòng xe hiệu suất cao SRT.

Jeep – Thành lập 1941

Jeep nổi tiếng với những chiếc xe nhỏ, bền, được chế tạo dành riêng cho quân đội Mỹ. Từ năm 1945, nó bắt đầu sản xuất cả những phiên bản dân sự. Công ty đã qua nhiều đời chủ, bao gồm AMC (với Renault), Chrysler, Daimler, và bây giờ là Fiat. Trong số nhiều biểu tượng của công ty, lưới tản nhiệt bảy khe có lẽ là nổi tiếng nhất và dường như mặc định đó là của Jeep.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 16.

Jeep Wrangler 2020

Alfa Romeo – Thành lập 1910

Thương hiệu Ý nổi tiếng với những chiếc xe thể thao và xe đua. Công ty đã vật lộn để có lợi nhuận sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và chuyển sang sản xuất hàng loạt phương tiện nhỏ thay vì chế tạo các mô hình sang trọng. Từ năm 2007, nó trở thành một công ty con khác của FCA.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 17.

Alfa Romeo GTV 2021

Lancia – Thành lập 1906

Mặc dù chỉ được bán ở Ý trong thời hiện đại, Lancia vẫn là một thương hiệu nổi tiếng nhờ những nỗ lực đua xe thể thao rất thành công, bao gồm những chiếc xe đua nổi tiếng như Stratos, Delta và 037. Nó xuất hiện dưới chiếc ô Fiat năm 1969.

Groupe PSA – Thành lập 1976

Peugeot đã lấy 90% cổ phần của Citroen sau vụ phá sản năm 1976, dẫn đến hình thức kinh doanh chung được thấy như ngày nay. Tuy nhiên, vào năm 2019, FCA tuyên bố họ đang đàm phán để mua lại tập đoàn này.

Peugeot – Thành lập 1810

Ban đầu là một công ty sản xuất cà phê, Peugeot chuyển sang làm sang xe đạp vào năm 1830 trước khi tìm đến xe hơi vào năm 1882. Cuối cùng, “đậu” lại ở đó và trở thành một trong những nhà sản xuất xe rất thành công. Năm 2014, Chính phủ Pháp và Dongfeng Motors đều đã mua 14% cổ phần trong công ty.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 18.

Peugeot 208 Hatchback

Citroen – Thành lập 1919

Citroen đã tạo nên làn sóng trong thế giới ô tô ở nhiều thời điểm khác nhau trong suốt cuộc đời của nó, và ngày nay được biết đến với những chiếc xe nhỏ và vừa. Thương hiệu đã được Peugeot tiếp quản vào năm 1976.

Opel – Thành lập 1863

Opel ban đầu được thành lập vào năm 1863 để sản xuất máy may. Sau đó, chuyển sang sản xuất xe đạp vào năm 1886 và ô tô vào năm 1899. GM s mua phần lớn cổ phần của thương hiệu Đức vào năm 1929 và kiểm soát hoàn toàn từ năm 1931. Kể từ năm 2017, Tập đoàn PSA đã tiếp quản thương hiệu cùng với Vauxhall trong thỏa thuận với GM.

Vauxhall – Thành lập 1857

Vauxhall được thành lập vào năm 1857 tại Anh với tư cách là nhà sản xuất máy bơm và động cơ hàng hải trước khi chuyển hướng sang ô tô vào năm 1903. Nó được GM mua lại vào năm 1925, nhưng từ năm 1980 thì gần như bị bỏ ngỏ và chủ yếu hoạt động quanh thị trường châu Âu. Nó gia nhập PSA cùng lúc với Opel vào năm 2017.

Daimler AG – Thành lập 1926

Daimler là một nhà sản xuất ô tô Đức bán xe dưới thương hiệu nổi tiếng thế giới của Mercedes-Benz. Công ty được thành lập với sự hợp nhất của các công ty ô tô Daimler & Benz, trước khi mua Chrysler vào năm 1998 và được đặt tên là Daimler Chrysler AG. Sau khi bán hết thương hiệu Mỹ vào năm 2007, nó được biết đến với cái tên đơn giản là Daimler AG.

Mercedes-Benz – Thành lập 1883

Mercedes-Benz là nhà sản xuất xe hơi lâu đời nhất thế giới. Ngày nay, thương hiệu này được biết đến nhiều nhất với hàng loạt xe hạng sang và bộ phận xe hiệu suất cao có tên là AMG, cũng như tham gia vào Công thức 1.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 19.

Mercedes-Benz VISION EQS

Smart – Thành lập 1994

Smart là một thương hiệu Daimler AG chuyên sản xuất microcar và subcompact. Ban đầu chỉ là một ý tưởng của người đứng đầu nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ Swatch, công ty và Mercedes đã đi đến một thỏa thuận cùng năm để chế tạo ra những chiếc xe.

Maybach – Thành lập 1909

Maybach được Daimler mua lại vào năm 1960, trở thành công ty thương hiệu cực kỳ xa xỉ và cạnh tranh trực tiếp với Rolls-Royce. Tuy nhiên, doanh số bán hàng kém đẩy thương hiệu này vào thế bị đình trệ vào năm 2012.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 20.

Mercedes-Maybach S-Class

Sau đó, nó đã được hồi sinh vào năm 2015 với tên Mercedes-Maybach với hàng loạt các mẫu xe trông giống Mercedes hơn và ít Maybach hơn.

BMW – Thành lập 1916

Bavarian Motor Works đã kỷ niệm một trăm năm thành lập vào năm 2016 và có các cổ đông trải dài trên hầu hết các châu lục trên thế giới. Các nhà đầu tư chiến lược nắm giữ cổ phần của khoảng 47% thương hiệu xa xỉ, trong khi các nhà đầu tư tổ chức từ Bắc Mỹ, Anh, Ireland, Đức và các khu vực khác của châu Âu nắm giữ 40% cổ phần.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 21.

BMW Concept i4 2021

Mini – Thành lập 1959

Mini ban đầu chỉ là một mẫu xe của British Motor Corporation trước khi trở thành một thương hiệu riêng vào năm 1969. Nó đã đổi chủ nhiều lần cho đến khi được BMW mua lại vào năm 1994.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 22.

Mini Electric 2020

Rolls-Royce – Thành lập 1906

Rolls-Royce có thể là thương hiệu xe hơi hạng sang được đánh giá cao nhất trên thế giới, đồng thời sản xuất động cơ cho máy bay thương mại (hai hoạt động này tách bạch nhau). Rolls-Royce được quốc hữu hóa vào năm 1971, sau đó được tư nhân hóa vào năm 1987. Năm 1998, nó về tay Volkswagen rồi lại đến tay BMW vào năm 2003.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 23.

Rolls Royce Dawn 2020

Groupe Renault – Thành lập 1899

Thương hiệu Pháp được thành lập vào cuối thế kỷ 19 và từ đó trở thành một trong những thương hiệu ô tô mạnh nhất và bán chạy nhất thế giới. Công ty thuộc sở hữu một phần của chính phủ Pháp (20%) và bản thân nó thì sở hữu 43% cổ phần trong Nissan. Liên minh dường như không thể xảy ra giữa Renault, Nissan và Mitsubishi gần đây đã được củng cố với một khuôn khổ mới được phê chuẩn vào đầu năm 2020. Còn liên minh có thực sự chắc chắn hay không thì còn cần thời gian trả lời.

Nissan – Thành lập 1933

Thương hiệu Nhật Bản đã được điều khiển bởi Renault từ năm 1999 thông qua Liên minh Renault-Nissan hùng mạnh. Bản thân Nissan cũng sở hữu 15% cổ phần không biểu quyết trong thương hiệu Pháp.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 24.

Nissan Maxima 2020

Đến lượt mình, Nissan nắm giữ Mitsubishi Motors như một công ty con của riêng mình và Nismo là thương hiệu điều chỉnh nội bộ.

Infiniti – Thành lập năm 1989

Infiniti là bộ phận xa xỉ của Nissan, sản xuất nhiều mẫu xe ấn tượng khác nhau. Cạnh tranh trực tiếp với Lexus, thương hiệu này cũng để thua ở một số thị trường như Úc. Đây thực sự là một thị trường khó nhằn với bất kỳ hãng xe nào, dù là thương hiệu lớn.

Mitsubishi – Thành lập 1917

Mitsubishi ban đầu được thành lập như một công ty đóng tàu, với bộ phận động cơ chuyên dụng không xuất hiện cho đến năm 1970. Thương hiệu Mitsubishi vẫn nắm giữ 20% cổ phần của công ty, nhưng Nissan đã chiếm 34% cổ phần vào tháng 10/2016.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 25.

Mitsubishi Outlander PHEV 2020

Tata Motors – Thành lập 1945

Tata Motors là một thương hiệu Ấn Độ và là một phần của tập đoàn Tata lớn. Giai đoạn năm 1954 và 1969, thương hiệu rất thích hợp tác với Daimler-Benz. Sau đó, Jaguar Land Rover (JLR) đã từ tay Ford sang Tata vào năm 2008.

Land Rover – Thành lập 1948

Land Rover được Tata Motors mua lại vào năm 2008, nhưng vẫn được tôn sùng như một biểu tượng của Anh. Trong khi đó, Range Rover đã được thành lập từ lâu (kể từ năm 1970) với tư cách là dòng xe hàng đầu của thương hiệu.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 26.

Land Rover Defender 2020

Jaguar – Thành lập 1922

Jaguar là một thương hiệu xe hơi hạng sang của Anh trước đây được kiểm soát bởi Ford, từ năm 1989 đến năm 2008. Nhưng dưới thời Ford, thương hiệu này không bao giờ có lãi. Trước thất bại này và Khủng hoảng tài chính toàn cầu, Ford đã chọn bán thương hiệu cùng với Land Rover cho Tata.

Cả hai thương hiệu dưới cái ô JLR đã tận hưởng sự hồi sinh với sự bùng nổ của các mô hình và biến thể mới, cũng như đầu tư sản xuất đáng kể bao gồm nhà máy động cơ Ingenium ở Anh.

Hyundai – Thành lập 1967

Cùng với 34% công ty con thuộc sở hữu của Kia, tập đoàn Hyundai là một trong những nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới. Công ty tiếp tục chế tạo những chiếc xe rẻ tiền và tương đối bảo thủ cho những người không quá đam mê xe hơi, nhưng gần đây đã phân nhánh thành các mô hình hiệu suất để mở rộng sự hấp dẫn bao gồm cả chiếc hatch nóng bỏng i30N.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 27.

Hyundai Elantra 2020

Kia – Thành lập 1944

Thương hiệu thuộc sở hữu của Hyundai. Tương tự như công ty mẹ, nó chế tạo những chiếc xe giá cả phải chăng khiêm tốn, mặc dù với khối lượng nhỏ hơn.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 28.

Kia Sedona 2020

Công ty đã bị tê liệt vào năm 1997, trước khi được cứu trợ thông qua trao đổi quyền sở hữu với Hyundai. Ngày nay, chất lượng và sự hấp dẫn của nó đã khác xưa với một số dịch vụ và phương tiện đầu tiên như chiếc coupe thể thao mạnh mẽ Stinger tiếp tục phá vỡ các định kiến.

Genesis – Thành lập 2015

Genesis ban đầu là mẫu xe hàng đầu của Hyundai. Tuy nhiên, bây giờ nó đã phát triển để trở thành thương hiệu độc lập. Hiện tại, nó có hai chiếc xe hiệu suất cao và một chiếc SUV hạng sang cỡ lớn được đặt tên là GV80.

Geely và Volvo

Geely – Thành lập 1986

Geely là một thương hiệu xe hơi Trung Quốc đã phát triển theo cấp số nhân kể từ khi bắt đầu sản xuất ô tô vào năm 2002. Bán phần lớn xe hơi tại Trung Quốc, thương hiệu này đã có thể mua Volvo từ Ford vào năm 2010 và đang chuẩn bị chinh phục thế giới phương Tây.

Volvo – Thành lập 1915

Ban đầu là một công ty ổ bi của Thụy Điển, Volvo bắt đầu sản xuất ô tô vào năm 1927. Đến năm 1999, tập đoàn Volvo đã chọn bán bộ phận ô tô của mình để tập trung vào xe thương mại. Ford đã mua thương hiệu này trước khi tiếp tục bán nó cho Geely vào năm 2010.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 29.

Volvo V60 2019

Lotus – Thành lập 1948

Được tạo ra bởi hai sinh viên tốt nghiệp đại học, Lotus là một nhà sản xuất xe thể thao số lượng hạn chế ở Anh. Trong suốt hơn 70 năm lịch sử, nó tập trung hoàn toàn vào những chiếc xe hiệu suất cao, nhẹ và tối giản. Sau khi người sáng lập Colin Chapman qua đời, nó trải qua một thời gian bất ổn về tài chính, qua tay nhiều ông chủ như General Motors, Romano Artioli và DRB-HICOM mua lại thông qua công ty con Proton. Nó hiện thuộc sở hữu của Geely.

Fuji Heavy Industries – Thành lập năm 1950

Nhìn chung, Fuji Heavy Industries hoạt động độc lập song có mối quan hệ chặt chẽ với Toyota Motor. Công ty nắm giữ 16,5% cổ phần của Toyota.

Năm 2016, Fuji Heavy Industries công bố kế hoạch hợp nhất công ty sản phẩm công nghiệp với doanh nghiệp Subaru và đổi tên thành Subaru Corporation.

Subaru – Thành lập 1953

Nổi tiếng với động cơ boxer, phát triển thành công hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian (AWD), thương hiệu Subaru đã giành được một lượng khách hàng trung thành ở nhiều nơi. Trước mô hình đại lý như chúng ta biết đến ngày nay, Subaru bán hàng thông qua các nhà cung cấp máy móc nông nghiệp – một trong những lý do thương hiệu vẫn còn phổ biến với các cộng đồng nông nghiệp cho đến ngày nay.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 30.

Subaru WRX STI 2020

Các thương hiệu độc lập (hiện tại)

Ford – Thành lập 1903

Ở  nhiều thời điểm khác nhau, Ford đã kiểm soát các thương hiệu xe hơi khác nhau, nhưng hiện tại chỉ nắm giữ một cổ phần nhỏ trong cả Aston Martin và Mazda (tương ứng 8% và 2,1%). Mặc dù đã chứng kiến thời kỳ có nhiều lợi nhuận hơn, thương hiệu này đã phát triển mạnh mẽ sau khi phá sản trong cuộc khủng hoảng tài chính.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 31.

Ford F-150 2021

Honda – Thành lập năm 1946

Cùng với danh hiệu nhà sản xuất xe máy hàng đầu thế giới, Honda là một trong những nhà sản xuất xe hơi lớn nhất. Thương hiệu này tiếp tục hoạt động độc lập với các thương hiệu xe hơi khác, ngoài việc có những “bản lề” sang trọng như Acura chẳng khác gì một “vùng tự trị” trong Honda cả (đến nỗi đôi khi người ta quên Acura thuộc Honda).

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 32.

Honda CR-V 2020

Suzuki – Thành lập 1909

Suzuki là một tay chơi lớn trên trường thế giới. Có lúc, Volkswagen đã nắm giữ 19,9% cổ phần của thương hiệu (giữa năm 2009 và 2015), nhưng sau đó Suzuki đã mua lại.

Mazda – Thành lập năm 1920

Mazda được sở hữu trong một thời gian ngắn bởi các ngân hàng Nhật Bản và Ford, nhưng phần lớn thì Mazda tự quyết số phận của mình. Lúc Ford nắm giữ quyền sở hữu cao nhất vào năm 1996, thì nó đã nắm giữ 33,3% cổ phần.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 33.

Mazda CX-30 2020

Ferrari – Thành lập 1939

“Ngựa chồm” từ lâu đã được biết đến là một trong những thương hiệu có ảnh hưởng nhất thế giới, mặc dù không bao giờ bán số lượng lớn. Fiat từng sở hữu 50% cổ phần của Ferrari (1969-2014) nhưng sau đó công ty đã “giành lại độc lập”.

Ai sở hữu ai: Hóa ra những thương hiệu xe hơi tưởng chẳng liên quan này lại chung một mái nhà - Ảnh 34.

Ferrari 812 Superfast 2018

Tesla – Thành lập 2003

Chỉ “chơi” trên thị trường xe điện, Tesla xây dựng EV ở Mỹ và Trung Quốc. Nó cũng sản xuất pin để sử dụng trong gia đình, và đang phân nhánh sang cả năng lượng mặt trời. Nó được thành lập bởi cựu chủ sở hữu PayPal, Elon Musk, cũng là người sáng lập SpaceX.