MG vừa chính thức trở lại Việt Nam thông qua việc khai trương 5 đại lý trên toàn quốc. Sau thất bại cách đây 8 năm, liệu lần này hãng xe “ruột Anh, vỏ Trung Quốc” có thu về kết quả khả quan hơn?

Theo tin tức ô tô, MG là thương hiệu Anh Quốc thành lập từ năm 1924 nhưng đã thuộc về tay SAIC (một trong 4 Tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc) vào năm 2007. 

MG xuất hiện lần đầu tại Việt Nam vào năm 2012 và được phân phối bởi CT Brothers Automobile. Tuy nhiên, hãng phải ngậm ngùi rút lui trong thời gian ngắn khi không thể chinh phục khách hàng Việt.

Trong lần tái xuất này, Tan Chong (công ty nhập khẩu xe Nissan tại Việt Nam) sẽ là nhà phân phối của MG. Theo đó, hãng tập trung vào phân khúc crossover và SUV khi cho ra mắt MG ZS và MG HS. Giá bán của hai mẫu xe cụ thể như sau: 

Mẫu xeGiá bán
(triệu đồng)
MG ZS 1.5 2WD AT Standard515
MG ZS 1.5 2WD AT Comfort562
MG ZS 1.5 2WD AT Luxury639
MG HS 1.5T STD (2WD Sport)788
MG HS 2.0T LUX (AWD Trophy)999


Với giá bán trên, MG ZS sẽ cạnh tranh với các đối thủ như Kia Seltos, Hyundai Kona hay Ford EcoSport trong phân khúc crossover đô thị cỡ nhỏ. Trong khi đó, HS thuộc phân khúc cao hơn và đối đầu với những cái tên sừng sỏ gồm Honda CR-V, Mazda CX-5, Hyundai Tucson, X-Trail hay Outlander. 

Gắn mác xe Trung, MG còn cơ hội nào cho lần thứ hai tái xuất thị trường Việt

Nhiều ý kiến cho rằng các trang bị trên MG ZS và HS không tương xứng với giá bán, thậm chí còn thua cả đàn anh Zotye Z8. Đây sẽ là rào cản lớn cho MG trong lần trở lại này. 

Gắn mác xe Trung, MG còn cơ hội nào cho lần thứ hai tái xuất thị trường Việt

Trước MG, nhiều hãng xe Trung Quốc khác cũng liên tục đổ bộ Việt Nam rồi sau đó “dứt áo ra đi” một cách chóng vánh, có thể kể đến Lifan, Chery, Haima… Mới đây nhất, các thương hiệu như Zotye, Baic tiếp tục trở lại nước ta và vẫn còn trụ đến thời điểm hiện tại, song chỉ phân phối với số lượng nhỏ lẻ và không có đại lý chính hãng tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia ô tô, họ gặp thất bại trong việc chiếm lòng tin của khách hàng chủ yếu bởi chất lượng xe kém. Vì muốn giảm bớt chi phí nên các hãng xe Trung chỉ thử nghiệm an toàn từ 20-25 lần thay vì 150 lần. Trong khi các thương hiệu Nhật, Hàn, châu Âu thực hiện rất nghiêm ngặt các bài kiểm tra trước mỗi lần ra mắt sản phẩm mới. 

Gắn mác xe Trung, MG còn cơ hội nào cho lần thứ hai tái xuất thị trường Việt

Hơn nữa, xe “made in China” còn sử dụng vật liệu rẻ, quá trình sản xuất bị rút ngắn khiến máy móc hay hỏng vặt, đồ nội thất và điện tử nhanh xuống cấp.

Ưu thế nhất định của ô tô Trung Quốc nằm ở kiểu dáng đẹp, giá bán rẻ. Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt vốn quan tâm đến sự tiện dụng và an toàn khi xuống tiền mua xe phục vụ cá nhân và gia đình. Chính vì vậy, họ sẽ dành sự ưu tiên cho các thương hiệu lớn như Toyota, Honda, Ford…