Hệ thống phanh là một trong bảy hệ thống cơ bản quan trọng nhất trên ô tô. Đây là bộ phận đảm nhận vai trò giảm tốc độ đến một mức độ nào đó, dừng hẳn lại sự chuyển động của xe.

Cafeauto

Hiện nay có hai loại hệ thống phanh đang sử dụng phổ biến nhất đó là phanh đĩa và phanh tang trống. Hãy cùng Cafeauto phân biệt cũng như tìm hiểu được ưu và nhược điểm của hai cấu hình phanh phổ biến này.

Giới thiệu chung về hệ thống phanh trên ô tô

Nhìn chung, nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh hoạt động dựa trên hiện tượng ma sát giữa hai bộ phận kim loại ( bộ phận quay và một bộ phận chứa má phanh) để giảm tốc độ của xe. Bộ phận được gắn với trục bánh xe là bộ phận quay gắn và còn lại là một bộ phận đứng yên chứa má phanh. Thông qua các cơ cấu dẫn động, khi người lái đạp phanh, lực ma sát giữa bộ phận má phanh và phần quay khi tiếp xúc với nhau sẽ giúp giảm tốc độ của bánh xe.

Cafeauto

Thành phần và kết cấu của các bộ phận này chính là điểm khác biệt giữa phanh đĩa và phanh tang trống.

Phanh đĩa 

Đối với phanh đĩa, phần quay được cấu tạo bởi một đĩa kim loại (thép, gốm carbon, …) gắn với bánh xe và sẽ chuyển động cùng bánh xe khi di chuyển. Phần chứa má phanh là kẹp phanh (heo phanh), thường có 2 cặp được đặt đối xứng hai bên của đĩa phanh. Kẹp phanh cũng chứa các piston phanh để khi đạp phanh, thông qua cơ cấu dẫn động là dầu phanh, các piston này sẽ đẩy má phanh ép sát vào đĩa phanh giúp giảm tốc độ xe. 

Cafeauto

Cả hai bộ phận đĩa phanh và kẹp phanh được thiết kế lộ ra ngoài nên rất dễ quan sát.

Phanh tang trống

Phanh tang trống hay còn gọi là phanh guốc. Phanh tang trống có cấu tạo từ những phần cơ bản như trống phanh, guốc phanh, má phanh và các bộ phận truyền lực khác. Khác với phanh đĩa, ở phanh tang trống tất cả các bộ phận được chứa bên trong tang trống gắn với bánh xe. Phần ở bên ngoài tang trống là phần quay,  phần đứng yên là cơ cấu xylanh thủy lực, lò xo và guốc phanh (má phanh). Xylanh thủy lực sẽ đẩy hai phần má phanh bung ra ngoài và ép sát vào mặt trong của tang trống để tạo ma sát và giảm tốc độ của xe khi đạp phanh, thông qua các cơ cấu dẫn động,.

Cafeauto

Ưu và nhược điểm của phanh đĩa

Ưu điểm:

– Hiệu quả phanh cao hơn nhiều so với phanh tang trống.
– Duy trì hiệu quả phanh sau thời gian dài do thiết kế hở giúp việc tản nhiệt tốt.
– Thiết kế hở cũng giúp tạo thuận lợi cho việc sửa chữa dễ dàng
– Trọng lượng nhẹ hơn phanh tang trống.

Nhược điểm:

– Các chi phí: lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế… cao hơn so với phanh tang trống
– Vì được hiết kế hở nên dễ bị hỏng do bám bụi, cát, hoen rỉ,… khi sử dụng.
– Phù hợp với ô tô con vì không có khả năng cường hoá
– Dễ bị mai mòn sau thời gian sử dụng
– Tạo ra tiếng ồn do sự ma sát lớn giữa bề mặt phanh ѵà má phanh 

Ưu và nhược điểm của phanh tang trống

Ưu điểm: 

– Tạo thuận lợi cho việc bảo dưỡng, sửa chữa do kết cấu đơn giản và được tích hợp bên trong tang trống
– Do được thiết kế bao kín nên hạn chế việc hư hỏng và tránh ảnh hưởng từ khi hậu
– Có khả năng cường hoá (phù hợp với ô tô tải có khối lượng lớn).
– Cung cấp nhiều lực phanh hơn
– Tiết kiệm chi phí lắp đặt, sửa chữa hơn so với phanh đĩa.
– Vị trí ở phía sau nên tạo nhiệt thấp hơn

Nhược điểm:

– Hiệu quả phanh thấp hơn so với phanh đĩa.
– Thiết kế bao kín cũng là nhược điểm nếu sử dụng trong thời gian dài. Điều này gây giảm khả năng phanh do sự giãn nở nhiệt của các thành phần trong cơ cấu phanh cao vì thiết kế bao kín
– Trọng lượng lớn hơn so với phanh đĩa.
– Tốn nhiều thời gian bảo dưỡng

Như vậy, qua những so sánh trên giúp độc giả có cái nhìn tổng quát hơn về hai loại phanh phổ biến này. Tuy nhiên, sẽ dàng nhận thấy phanh đĩa là sở hữu những ưu điểm vượt trội so với phanh tang trống. Ngày nay, phanh đĩa được trang bị hầu hết ở các dòng xe trong thị trường. Các dòng xe giá rẻ như Toyota Wigo, Hyundai Grand i10,… cũng được trang bị cấu hình phanh kết hợp trước đĩa, sau tang trống để đảm bảo hiệu quả phanh được tối ưu và an toàn nhất.