Cơn mưa lớn chiều qua khiến nhiều phương tiện chết máy, một số khác an toàn khi vượt lụt thành công, tuy nhiên đừng chủ quan bởi những hỏng hóc vẫn có thể xảy ra một cách tiềm ẩn.

Trận mưa kéo dài từ tối ngày 6/8 đến ráng sáng ngày 7/8 được xem là trận mưa lớn nhất từ đầu năm với mức ngập kỷ lục không chỉ ở các điểm đen mà ngay cả khu trung tâm Sài Gòn cũng ngập sâu khiến không ít phương tiện chết máy chờ xe cứu hộ.

Một số khác có kinh nghiệm hơn, lái xe vượt khỏi những chỗ ngập sâu một cách an toàn. Tuy nhiên nước là kẻ thù của rất nhiều thứ trong đó có cả xe ô tô với hàng tá thiết bị điện tử khác nhau. Cũng trong sáng cùng ngày rất nhiều bài đăng hỏi han về việc xe bị hiện trạng lạ khi đề máy lại sử dụng cho lần tiếp theo.

Sài Gòn mùa bão, vượt lụt thành công chưa chắc an toàn

Thực tế việc xe lội nước an toàn nhưng không sử dụng lại được vào sáng hôm sau không phải là việc hiểm, trong quá trình vận hành nước đã lòn vào các khe kẽ, ngóc ngách nhưng chủ xe không hề biết được, sau khi vận hành sức nóng từ động cơ khiến hơi nước bốc lên tạo ẩm ướt gây cháy, chạm, chập mạch ở một số vị trí hở, ecu phát hiện nguy hiểm nên đã can thiệp không cho khởi động động cơ.

Việc này ngay cả người có kinh nghiệm cũng không thể  xác định được nguyên nhân lỗi từ đâu. Cách thực hiện tạm duy nhất là rút cọc bình ắc quy hoặc tháo từng cầu chì trong hộp điện để xác định nguồn cơn. Tuy nhiên nếu tình trạng không cải thiện bắt buộc chủ xe phải nhờ cứu hộ đem đến gara, trạm dịch vụ để sử dụng các thiết bị đọc lỗi để bắt lỗi xe.

Sài Gòn mùa bão, vượt lụt thành công chưa chắc an toàn

Một việc cần phải nhớ khi di chuyển trong vùng ngập nếu xe đã bị tắt máy, nên về N xuống xe đẩy vào lề, với sức nâng của nước việc đẩy xe rất dễ dàng, sau đó rút cọc bình và gọi cứu hộ đến hỗ trợ. Tuyệt đối không khỏi động lái máy bởi các giá phải trả rất đắt.

Nguyên tắc lái xe qua vùng ngập rất đơn giản nhưng với kiểu lái chủ quan của đa số tài xế Việt hiện nay thì việc xe bị thủy kích rất dễ xảy ra.

Sài Gòn mùa bão, vượt lụt thành công chưa chắc an toàn

Đầu tiên phải xác định mực nước, thông thường nếu nước ngập tràn qua vỉa hè tức khoảng 20cm, thì đa số các xe sedan, gầm thấp đều đi qua được, nếu ngập quá nửa con lương thì xe suv, crossover gầm cao có thể đi qua vô tư, còn ngập hết con lương thì chỉ có xe bán tải, những xe được thiết kế cao ráo, có khả năng nâng hạ gầm cũng chỉ phần trăm cao là qua được.

Thứ hai, nếu xác định đi, về số thấp, hoặc số L, tắt các chế độ eco tiết kiệm xăng, chuyển qua chế độ sport ưu tiên cho tua máy lớn. Tay trái cảm vô lăng, tay phải cầm hờ cần số giữ đều chân ga đi chuyển chậm qua vùng ngập, giữ khoảng cách nếu có xe trước.

Sài Gòn mùa bão, vượt lụt thành công chưa chắc an toàn

Nếu có xe đi trước thì đây là lợi thế bởi đã đẩy nước sang hai bên giúp giảm độ sâu nước. Tuy nhiên nếu xe phía trước bất trắc chết máy dừng lại, nhanh tay đẩy cần số về N, giảm nhẹ nhưng không buôn chân ga, kéo phanh tay, bật đèn hazard để cảnh báo khẩn cấp. Mục đích của việc này để tránh nước tràn ngược vào máy thông qua hệ thống ống xả bởi quán tính dòng chảy.

Sài Gòn mùa bão, vượt lụt thành công chưa chắc an toàn

Cơ bản là thế, nhưng để thực hiện việc này bạn cần phải nhớ ống hút gió của xe bạn nằm ở vị trí nào, cao bao nhiêu, khoảng sáng gầm phía sau để từ đó định hình được mực nước ngập. Khi cảm thấy xe có phần lắc lư khi đứng im, tiếng nước vỗ cửa tức là mực nước đang ở ngang với gầm xe. Lúc này việc đi tiếp, quay đầu hay dừng lại phụ thuộc ở bạn. Nếu phía trước có xe gầm thấp hơn đi qua an toàn thì hoàn toàn có thể đi tiếp, còn những con đường đột nhiên vắng đột ngột thì tốt nhất nên quay đầu bởi xe phía ngược chiều đã không thể qua được đoạn này. Một số trường hợp đắn đo thì dừng lại ưu tiên chờ nước rút là một lựa chọn tốt.